Scrolling box

Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối Xiêm






Chuối xiêm là loại cây trồng rất gần gũi với nông dân. Được trồng ở nhiều địa phương mang lại hiệu quả kinh tế.

Chuẩn bị đất trồng
Đối với vùng đất thấp cần phải lên liếp trước khi trồng, sao cho mặt liếp cách mực nước cao nhất trong năm từ 0,6-1 m. Chiều rộng liếp trung bình 5-6 m, được bố trí trồng 2 hoặc 3 hàng chuối. Chuẩn bị hố trồng chuối có kích thước 40 x 40 x 40 cm, trộn lớp đất mặt với 3-5 kg phân hữu cơ + 50 g phân lân (P2O5) và thêm 10 g thuốc Furadan 3H cho vào hố trồng.
Cây giống
Hiên nay giống chuối xiêm có nhiều dạng khác nhau, có thể sử dụng để trồng. Đối với giống dạng chồi, nên chọn con chuối to khỏe, không sâu bệnh, cao 0,8-1 m, cắt sạch rễ và 2/3 lá. Giống dạng củ, nguyên củ chuối hay củ chuối được chẻ ra thành nhiều mảnh, mỗi mảnh có từ 2-3 mầm chồi. 
Kỹ thuật trồng
Chuối xiêm có thể được trồng quanh năm, nhưng tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa, cây chuối sẽ sinh trưởng tốt, cho tỷ lệ sống cao. Chuối xiêm được trồng với khoảng cách 3 x 3 m, có thể trồng theo hình vuông hay hình răng cưa. Khi tiến hành trồng chuối phải đặt mặt bầu phân (đối với cây chuối giống nuôi cấy mô) hay điểm tiếp giáp giữa củ chuối với thân chuối (đối với dạng chồi và dạng củ) thấp hơn mặt liếp từ 10-15 cm, dùng đất mặt ém chặt quanh hố trồng, cần lưu ý đừng để nước đọng lại trong hố trồng.

Chăm sóc
Nên trồng cây chắn gió quanh khu vực trồng chuối để hạn chế gió mạnh làm rách lá chuối, giảm năng suất. Vào mùa khô, ở giai đoạn cây chuối còn nhỏ phải tưới nước 2 ngày/lần, chuối trưởng thành 2 lần/tuần. Vào mùa mưa (từ tháng 5-11 dl) cần chú ý thoát nước, đặc biệt từ tháng 8-10 dl mưa nhiều dễ bị ngập úng.
Thông thường nhu cầu phân bón của chuối xiêm là từ 150-200 g phân đạm, 50 g phân lân và 200-250 g phân kali/cây/vụ.
Lượng phân này được chia thành các đợt bón như sau: bón lót, bón toàn bộ lượng phân lân (50 g) cho vào hố trước khi trồng, ở những vụ tiếp theo thì bón sau khi thu hoạch hay đầu mùa mưa. Bón thúc (lần 1) sau khi trồng 1,5 tháng, bón 30% lượng đạm và 30% lượng kali; (lần 2) khoảng 4,5 tháng sau khi trồng, bón 40% lượng đạm và 40% lượng kali; (lần 3) khoảng 7,5 tháng sau khi trồng, bón 30% lượng đạm và 30% lượng kali. Ở giai đoạn cây chuối còn nhỏ, có thể chia lượng phân ra làm nhiều lần tưới cho cây. Khi cây chuối trưởng thành ta có thể bón phân theo hốc hay xới nhẹ quanh gốc theo tán cây, cho phân vào và lấp đất lại.
Quầy chuối xiêm có nhiều nải hay ít nải, trái chuối to hay nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào việc tỉa bỏ bớt chồi và chọn những chồi tốt để lại. Tỉa chồi phải được tiến hành thường xuyên, khoảng 1 tháng/lần, dùng dao cắt ngang thân sát mặt đất và dùng mũi dao hủy đỉnh sinh trưởng (củ hủ non) của những chồi cần tỉa bỏ. Nên tiến hành tỉa chồi vào lúc trời nắng ráo, tránh để đọng nước xung quanh làm chồi non bị thối rữa lây sang cây mẹ.
Thu hoạch và bảo quản
Cây chuối xiêm từ khi trồng đến khi trổ quầy khoảng 6-10 tháng, từ khi trổ quầy đến thu hoạch khoảng 60-90 ngày, tùy theo nhiệt độ và ẩm độ. Lúc thu quầy chuối tránh làm cho trái bị trầy xước, sau đó tách ra từng nải nhúng vào dung dịch Tecto 0,2%, để ráo, đặt vào thùng giấy và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Thegioicaygiong
Giống chuối Xiêm , chuối sứ 9500 đ/cây
0988868620
Share on Google Plus

About Tân Nông Nghiệp

Nhân viên kinh doanh: Chúng tôi mang đến những sản phẩm Nông nghiệp, vật tư nông nghiệp, vật tư tưới nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, giống cây trồng. Hân hạnh được phúc vụ quý khách hàng !
    Blogger Comment
    Facebook Comment