cung cấp cây ăn trái cổ thụ , cây ăn trái trồng chậu , xoài cổ thụ , xoài giống
0988868620 , 0906194819
http://caycanhmekong.tk/
Thông qua huấn luyện và chuyển giao kỹ thuật, nông dân ở nhiều địa phương ứng dụng mô hình “Lập vườn trồng cây ăn trái” và gắn với “Dịch vụ du lịch” đang cho hiệu quả tốt. Đây là mô hình không chỉ nâng cao thu nhập kinh tế gia đình, mà còn gia tăng giá trị trên mỗi đơn vị diện tích đất sản xuất.
* Bà Dương Thị Tám, xã Bình Thủy (Châu Phú): “Cải tạo vườn tạp trồng cóc Thái Lan”.
Được huấn luyện kỹ thuật, tham quan nhiều mô hình, tôi thấy cây cóc Thái Lan dễ trồng và hiệu quả kinh tế khá cao. Từ đó, tôi quyết định cải tạo 2.000m2 vườn tạp để trồng loại cây này. Với phương pháp bố trí cây trồng mới (cây cách cây 1,5m và hàng cách hàng 1,5m), nhu cầu 600 cây giống (giá mua 5.000đ/cây) tốn 3 triệu đồng. Theo hướng dẫn tài liệu, sau khi đặt cây giống tôi thường xuyên tưới nước ở giai đoạn cây giống còn nhỏ, vào mùa nắng thì khoảng 7 đến 10 ngày mới tưới một lần; bón phân cân đối trong từng thời điểm cây con sinh trưởng (làm đất bón lót, 30 ngày tuổi, 60 ngày tuổi…)… tổng chi phí 6 triệu đồng.
Cây cóc trồng xen vườn xoài. |
Đến tháng thứ 5, cây cóc bắt đầu thu hoạch trái, hái trái đợt đầu tiên đến lần kế tiếp cách nhau từ 10 ngày đến 15 ngày và cứ theo chu kỳ như vậy hái trái liên tục. Mỗi lần hái trái từ 250kg – 300kg, thu hoạch 6.000kg/năm, bán giá khoảng 5.000đ/kg, tổng thu 30 triệu đồng/2.000m2/năm, trừ chi phí còn lãi 24 triệu đồng.
*Anh Đoàn Thanh Nhàn, xã Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú): “Chuyển đổi cây lúa sang trồng màu”.
Năm 2010, tôi mạnh dạn chuyển 14 công đất lúa 3 vụ sang mô hình làm vườn, trồng 400 cây mít, 1.000 cây ổi không hạt, 300 cây dừa, 300 cây vú sữa, 700 cây xoài, 100 cây đu đủ, 100 cây chuối và sang năm 2011 lại xen canh 9 công ớt. Tổng doanh thu 500 triệu đồng một năm. Đạt được kết quả đó là nhờ chính quyền địa phương đã đề ra chủ trương làm đê bao sản xuất 3 vụ kết hợp giao thông nông thôn để tăng vòng quay của đất, luân canh tăng vụ, góp phần cải thiện cuộc sống, tăng nguồn thu nhập kinh tế gia đình một cách đáng kể. Một phần, nhờ Hội Nông dân mở các lớp huấn luyện kỹ thuật, tổ chức đi tham quan và bản thân tôi tìm hiểu các mô hình làm ăn hiệu quả trên internet.
Chuyển đất lúa sang trồng màu. |
Thúc đẩy phát triển sản xuất, tôi nghĩ cần quan tâm tiếp tục mở các lớp chuyển giao kỹ thuật và kết hợp làm điểm trình diễn, tổ chức đi tham quan và tìm đầu ra cho sản phẩm thì người nông dân yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó, thành lập các tổ hợp tác, câu lạc bộ… tạo ra sức mạnh phong trào, duy trì và nâng cao chất lượng phong trào.
* Anh Nguyễn Văn Nghiệp, xã Hòa An (Chợ Mới): “Vườn cây ăn trái gắn với dịch vụ du lịch”.
Gia đình chỉ có 4.000m2 đất trồng lúa, song nền đất gò nên năng suất không cao, thu nhập thấp. Tôi quyết định chuyển từ lúa sang trồng cây ăn trái, chủ yếu là trồng cây táo, trừ chi phí mỗi năm cho thu nhập 40 triệu đồng. Lúc này, ở xã chỉ có một mình gia đình tôi lập vườn cây ăn trái, thu hoạch hàng năm về cây táo rất khả quan. Sau 4 năm tích lũy, mua thêm được 10 công đất kế bên, tôi bắt đầu đi tham quan các nơi để hình thành vườn cây ăn trái và gắn với dịch vụ du lịch. Giai đoạn đầu, tôi trồng mận An Phước, táo và nay trồng thêm quýt, rồi dịch vụ ăn uống giải khát phục vụ khách tham quan.
Kết quả hàng năm, tổng doanh thu 15 công vườn được 225 triệu đồng và dịch vụ thu về 70 triệu đồng, trừ chi phí vườn 89 triệu đồng và dịch vụ 28 triệu đồng tôi còn lãi 178 triệu đồng. Với thắng lợi của mô hình, tôi hướng dẫn khoảng 30 hộ trong và ngoài xã đến trao đổi kinh nghiệm thiết kế vườn, kỹ thuật trồng cây ăn trái.
*Anh Nguyễn Hoàng Dư, xã Bình Phước Xuân (Chợ Mới): “Làm vườn gắn với du lịch nông thôn”.
Trong xu thế hội nhập và đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều du khách hướng về nông thôn, thông qua sự giới thiệu và phối hợp với Dự án thành lập Trung tâm Du lịch nông dân (Hội Nông dân tỉnh An Giang), 2 năm qua, gia đình tôi tổ chức thêm dịch vụ làm vườn gắn với du lịch, chủ yếu là phục vụ khách tham quan trại giống cây trồng, mô hình sản xuất vườn, kỹ thuật ghép bo xoài… và tham quan Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh “Lan Ba Quan Thượng Đẳng” trong khu vực nhà vườn… Từ diện tích 12 công vườn, mỗi năm gia đình tôi đạt doanh thu 290 triệu đồng, trừ chi phí 180 triệu đồng, còn lời 110 triệu đồng.
Với 12 công đất, trước đây vườn nhà tôi trồng ổi, bưởi và xoài các loại bản địa, sau đó chuyển đổi sang xoài giống mới, bằng cách trồng xen trong vườn và ghép bo vào thân cây xoài cũ hiện có. Thông qua Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, Hội Nông dân huyện và Hội Làm vườn Việt Nam, tôi áp dụng quy trình sản xuất vào vườn xoài và thu hoạch cho hiệu quả kinh tế rất khả quan, giảm được chi phí đầu tư và thu nhập tăng lên.
cung cấp cây ăn trái cổ thụ , cây ăn trái trồng chậu , xoài cổ thụ , xoài giống
0988868620 , 0906194819
Blogger Comment
Facebook Comment